Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

Kinh nghiệm hòa giải tranh chấp đất đai có lợi cho người khiếu nại

 

Kinh nghiệm hòa giải tranh chấp đất đai có lợi cho người khiếu nại

Kinh nghiệm hòa giải tranh chấp đất đai có lợi cho người khiếu nại
Việc trang bị cho mình kinh nghiệm hòa giải tranh chấp đất đai không chỉ giúp cuộc hòa giải diễn ra đúng quy định, trình tự mà còn tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức và chi phí cho các bên.

Những sai sót thường gặp khi giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ sở
Hiện nay việc giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ sở ở Việt Nam vẫn không đạt hiệu quả cao. Rất nhiều người dân bao gồm những người trong cùng gia đình khi khởi kiện thấy tình hình thực trạng tranh chấp đất đai rất phức tạp, việc này tại Tòa án nhân dân bị trả đơn khởi kiện vì không đủ điều kiện thụ lý hồ sơ. Nguyên nhân của việc này là do những sai sót gặp phải trong quá trình hòa giải đất đai tại cơ sở:
Tranh chấp đất đai nhưng chưa qua thủ tục tại cơ sở theo quy định của pháp luật, do đương sự không có hiểu biết về pháp luật.

Việc hòa giải tranh chất đất đai không được thực hiện bằng biên bản hòa giải mà chỉ được thể hiện bằng biên bản làm việc, ghi nhận ý kiến của các bên đương sự và kết luận không hòa giải thành công.
Biên bản hòa giải không đạt tiêu chuẩn về mặt hình thức, không có chữ ký của các bên tham gia hòa giải, không có xác nhận đã hòa giải tranh chấp thành hoặc không thành của UBND xã/phường/thị trấn.

Thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai không đủ như không có sự tham gia của Đại diện UBMT Tổ quốc Việt Nam cấp xã, tổ chức thành viên của UBMT, tổ chức khác, tổ trưởng tổ dân phố, thôn trưởng, đại diện một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại thửa đất có tranh chấp đó.
Thành phần tham gia không đúng, ví dụ như cha mẹ đứng tên quyền sử dụng đất nhưng con cái đi thay nhưng không có giấy ủy quyền xác nhận, công chứng của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

UBND xã chưa thẩm tra chính xác nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai, chưa thu thập đầy đủ giấy tờ chứng cứ của các đương sự liên quan về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, tình trạng hiện tại của đất.
UBND xã vi phạm thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu giải quyết của đương sự, có trường hợp nhận đơn nhưng kéo dài đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm vẫn không giải quyết. Từ đó, dẫn đến tình trạng người tranh chấp đất đai khiếu nại vượt cấp.

Kinh nghiệm hòa giải tranh chấp đất đai có lợi cho đương sự
Như vậy, căn cứ vào những sai sót thường gặp khi hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở trên đây, người khiếu nại có thể rút ra cho mình một số kinh nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho công việc của mình.
Người khiếu nại muốn gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên Tòa án nhân dân thì phải tiến hành tự hòa giải theo sự khuyến khích của pháp luật. Chỉ khi nào việc tự hòa giải giữa các bên không thành thì mới gửi đơn yêu cầu giải quyết đến UBND cấp xã. Sau khi UBND cấp xã tiến hành hòa giải thành hoặc không thành, có biên bản hòa giải đi kèm thì người khiếu nại mới đủ điều kiện gửi đơn đến Tòa án nhân dân yêu cầu xem xét, thụ lý hồ sơ.

Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai là bằng chứng "sống còn" của một cuộc hòa giải thành, hay không thành để thực hiện các bước tiếp theo. Khi chuẩn bị biên bản hòa giải, người khiếu nại cần đảm bảo đúng chính xác mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật với đầy đủ nội dung hòa giải tranh chấp đất đai, thành phần hòa giải tranh chấp đất đai, chữ ký của các bên liên quan, xác nhận hòa giải thành hay không thành của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
Thành phần tham gia cần có kinh nghiệm hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã cần đảm bảo đúng theo yêu cầu của Luật Đất đai năm 2013. Thành phần tham gia hòa giải bao gồm Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã, phía nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Thiếu một trong những người này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hòa giải và gây tốn kém thời gian, công sức và những vấn đề về sau nên những người khiếu nại cần chú ý. Thành phần tham gia hòa giải phải đúng và đủ thì mới có thể mang lại kết quả hòa giải thành hoặc không thành tốt đẹp.
Trong hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp cho UBND xã, các đương sự cần cung cấp đầy đủ những giấy tờ liên quan như CMND, thông tin thửa đất tranh chấp (diện tích, vị trí địa lý, nguồn gốc, tình trạng hiện tại, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, biên lai thuế,...) nhằm để UBND xã căn cứ vào đó, áp dụng cơ sở pháp luật tiến hành hòa giải. Trong trường hợp UBND xã không xác định đâu là nguyên nhân gây tranh chấp, không thu thập chứng cứ một cách minh bạch thì đương sự có quyền yêu cầu UBND xã xem xét lại.
Theo quy định mới nhất về thời gian hòa giải tranh chấp đất đai của Bộ Luật Đất đai năm 2013 là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu. Do đó, các đương sự cần hiểu rõ về vấn đề này, yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải trong thời gian quy định. Nếu vượt quá thời gian quy định mà không tiến hành hòa giải do nhiều nguyên nhân khác nhau như người bị kiện không đến hòa giải,... thì đương sự có quyền yêu cầu UBND xã hoàn thiện biên bản hòa giải không thành để đương sự tiếp tục gửi đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Bình An/Hoagiai.vn