Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì phải làm sao tiếp theo?

 Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì phải làm sao tiếp theo?

Việc hòa giải tranh chấp đất đai có thể thành hoặc không thành tùy từng trường hợp khác nhau. Câu hỏi được đặt ra, hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì phải làm sao tiếp theo?

Những điều cần nắm rõ khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành

Như nhiều bài viết trước chúng tôi đã chia sẻ về tư vấn luật mua bán nhà đất, hòa giải tranh chấp đất đai là thủ tục bắt buộc được thực hiện tại UBND cấp xã - nơi có đất xảy ra tranh chấp. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các đương sự, giúp họ hiểu được bản chất vấn đề, có phương án giải quyết phù hợp trong trường hợp hòa giải thành hoặc không thành.

Đồng thời, có thể giúp Tòa án nhân dân tiết kiệm tối đa thời gian, công sức vào những vụ án liên quan đến đất đai và đảm bảo trật tự an ninh xã hội.



Việc hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã được thực hiện ngay tại UBND cấp xã, có hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai đầy đủ. Cuộc hòa giải thành hay không thành cũng đều phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai với đầy đủ nội dung, thông tin, chữ ký của các bên liên quan. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho việc thực hiện các cơ sở pháp lý tiếp theo được diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, quy trình của pháp luật.

Hiện nay Pháp luật nước ta quy định có nhiều loại tranh chấp đất đai phổ biến là tranh chấp về ai là người có quyền sử dụng đất; tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất; tranh chấp về các giao dịch như hợp đồng, mua bán, tặng cho về quyền sử dụng đất; tranh chấp về chia tài sản chung về quyền sử dụng đất. Việc hòa giải tranh chấp đất đai không thành trong những trường hợp này có sự khác nhau về quy định. Theo đó:

Đối với tranh chấp đất đai về ai là người có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại UBND xã nơi có đất tranh chấp đất rồi mới được gửi đơn khiếu nại lên Tòa án nếu như hòa giải không thành. Vấn đề này được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 192 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Nghị quyết 04/2017/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 5/5/2017.



Đối với những loại tranh chấp còn lại như  tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất; tranh chấp về các giao dịch như hợp đồng, mua bán, tặng cho về quyền sử dụng đất; tranh chấp về chia tài sản chung về quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện.

Do đó, các bên xảy ra tranh chấp đất đai nên có sự tìm hiểu, hoặc nhờ các cán bộ, chuyên gia tư vấn để có sự hiểu biết cặn kẽ để thực hiện thủ tục tranh chấp đất đai phù hợp. Từ đó giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và vấn đề kinh tế cho nhiều bên.

Hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì phải làm sao tiếp theo?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hòa giải tranh chấp đất đai không thành như người bị khởi kiện cố tình không tham gia hòa giải, thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã vẫn còn thiếu sót, quá thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai là 45 ngày kể từ ngày nhận đơn, một trong các bên thay đổi ý kiến mặc dù trước đó đã hòa giải thành,... Lúc này, cần phải làm gì tiếp theo?

Sau khi đã có trên tay biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành, nguyên đơn cần thực hiện các bước tiếp theo. Cụ thể:

Đối với tranh chấp đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong những loại giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 100 của Bộ Luật Đất đai năm 2013 thì, đương sự có quyền gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền với nội dung cụ thể yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.



Đối với tranh chấp đất đai nhưng lại không có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có một trong những giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự có quyền chọn 1 trong 2 hình thức. Hoặc là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã theo quy định tại Khoản 3, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013. Lưu ý ở đây là yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai chứ không phải yêu cầu giải quyết hòa giải như nội dung gửi đơn trước. Hoặc có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.

Căn cứ vào điểm c, Khoản 1, Điều 39 Luật Tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp tranh chấp đất đai liên quan đến bất động sản thì chỉ có Tòa án nhân dân nơi có bất động sản xảy ra tranh chấp đó có thẩm quyền để giải quyết. Nghĩa là nếu bạn có đất xảy ra tranh chấp thuộc huyện Quế Sơn, thì bạn cần phải gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn yêu cầu giải quyết. Trong trường hợp tranh chấp có liên quan đến đương sự, những người có quyền lợi và nghĩa vụ về mảnh đất đó, thì lúc này thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Và tất nhiên bạn sẽ phải gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp Tỉnh để yêu cầu giải quyết.

Xem thêm: Ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai

Theo Bình An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét